Đánh giá chi tiết ThinkPad T14 Gen 2 : bình cũ rượu mới, tận dụng sức mạnh chip Intel Tiger Lake G11
ThinkPad T14 Gen 2 và T15 Gen 2 là những dòng laptop ThinkPad được trang bị chip xử lý Intel Gen 11 10nm sớm nhất. Dòng máy T tiếp tục giữ vững ngôi vị là dòng máy business chủ lực của Lenovo.
ThinkPad T14 Gen 2 (và T15 Gen 2) sở hữu đồ họa Xe tích hợp mạnh mẽ hơn, kết hợp cổng Thunderbolt 4 và một tùy chọn lớp kết thúc khung màu xám mới. Thiết kế khung máy (và bàn phím) nhìn chung là tương tự ThinkPad T14 Gen 1 (đây có thể là tin vui đối với những ai cảm thấy bàn phím của X1 Nano và X1 Carbon 9 quá xa lạ). Một số thay đổi nhỏ khác gồm tùy chọn card đồ họa rời dòng entry mạnh hơn (MX450 2GB GDDR6) và các tùy chọn xuất hiển thị cải tiến (T14 Gen 2 nay có cổng HDMI 2.0). Trong bài viết này chúng ta sẽ đánh giá đại diện ThinkPad T14 Gen 2 cấu hình Intel trước, do cấu hình AMD sẽ có hàng muộn hơn.
Lenovo nổi tiếng về việc lặp lại thiết kế cứ mỗi 2-3 năm. Có vẻ như hãng chọn nước đi an toàn, trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung toàn cầu một phần do xu hướng làm việc tại nhà (tái sử dụng một thiết kế đã qua thử nghiệm và kiểm nghiệm đồng thời giúp khách hàng hiểu sản phẩm dễ dàng hơn). Dù vậy, những cải thiện nhỏ này sẽ giúp máy hữu dụng hơn, do đó có thể nói ThinkPad T14 Gen 2 đem đến nhiều thứ hơn là chỉ có chip xử lý mới.
Bộ xử lý
- Chip Tigerlake 10nm cuối cùng cũng xuất hiện trên T14 Gen 2. Lenovo trước đây từng bỏ qua con chip Ice Lake 10nm – dẫn đến chip đời 10 trên T14 Gen 1 vẫn là loại Comet Lake 14nm (bắt nguồn từ kiến trúc Skylake).
- Chip mới đời 11 được kỳ vọng là nâng cấp đáng kể về CPU (nâng từ 14nm). Dòng chip U-Series thế hệ 11 đồng thời mang 4 nhân trở lại (tùy chọn i7-10810U 6 nhân luôn hiếm thấy trên T14 Gen 1). Nếu không tính đén các hệ sinh thái khác (ví dụ Apple M1 và AMD Ryzen) thì thật tốt khi thấy Intel tiến triển mảng bộ xử lý của họ.
ThinkPad T14 Gen 2 cấu hình Core i7 thường cặp với bộ xử lý đồ họa Xe mạnh hơn với thêm 16 đơn vị thực hiện (EU) (so với 80 đơn vị trên cấu hình i5). Thật mới mẻ khi thấy Lenovo ThinkPad phát triển nhanh chóng từ kiến trúc nền Skylake 14nm.
Thiết kế
Ngoài vỏ đen truyền thống, nay ThinkPad T14 Gen 2 có thêm vỏ màu Storm Grey dù vẫn chỉ có phần nắp làm từ nhôm. Cấu hình này có trọng lượng nhẹ hơn phiên bản vỏ đen 30g. Một số chênh lệch khác nằm ở tùy chọn nắp, 4G và màn hình.
Màn hình
Tóm tắt về màn hình của T14 Gen 2 so với Gen 1:
- Tùy chọn thấp nhất nay đã bỏ.
- Cấu hình tiêu chuẩn không cảm ứng FHD IPS nay bắt đầu từ độ sáng 300 nits (tăng từ 250 nits của T14 Gen 1).
- Màn hình 4K DolbyVision không còn dạng glossy; có hiệu chỉnh màu từ xưởng (giả dụ bảng thông số của Lenovo là đúng).
Nói chung, độ chính xác màu sắc cao hơn sẽ dễ đạt được trên màn hình rời. Đối với phần lớn người dùng, màn hình cơ bản FHD IPS 300 nits sẽ là vừa đủ. FHD IPS 400 nits low power chủ yếu là điểm cộng. Màn hình 4K DolbyVision nghe thì đẹp đấy (có dải màu rộng hơn với hỗ trợ AdobeRGB 100%), nhưng cũng sẽ ảnh hưởng thời lượng pin; dù vậy người dùng chuyên làm thiết kế đồ họa sẽ muốn cân nhắc tùy chọn này.
Đầu ra hiển thị cải tiến
Lenovo cải thiện khả năng xuất hiển thị cho T14 Gen 2:
- T14 Gen 2: Hỗ trợ đến 4 màn hình độc lập qua màn hình native và 3 màn hình mở rộng; hỗ trợ các màn hình mở rộng qua cổng Thunderbolt (5K@60Hz) hoặc HDMI (đến 4K@60Hz) *Lưu ý: tốc độ refresh trên 60Hz cũng được hỗ trợ, tuy nhiên độ phân giải tối đa sẽ bị giới hạn.
- T14 Gen 1: Hỗ trợ đến 3 màn hình độc lập qua qua màn hình native và 2 màn hình mở rộng; hỗ trợ các màn hình mở rộng qua cổng HDMI (đến 4096×2160@24Hz), USB-C (đến 4096×2304@60Hz) hoặc Thunderbolt (đến 4096×2304@60Hz).
Bàn phím
Bàn phím xuất sắc, bước phím 1.8mm. Nếu chưa quen với laptop ThinkPad, người dùng có tùy chọn đổi nút FN với nút Ctrl bên trái.
Bàn phím và thiết kế khung máy nói chung đa phần tương tự thế hệ ThinkPad T14 trước đó; đây có thể là tin vui đối với những ai cảm thấy bàn phím của X1 Nano và X1 Carbon 9 quá xa lạ.
Hệ thống loa
Trong quá trình đánh giá, hệ thống loa có âm lượng tối đa lớn hơn khoảng 75db so với loa trên T14 Gen 1 (khoảng 72 db).
Lượng âm trầm lẽ ra có thể được cải thiện hơn, nhưng cũng phải xét đây là laptop thiên về business, cho nên người dùng có thể bù trừ bằng cách sử dụng tai nghe chống ồn hoặc loa mở rộng.
Webcam
Mô tả thích hợp nhất về chiếc webcam trên T14 Gen 2 có lẽ là “hoạt động được”. Hy vọng trong tương lai, webcam trên laptop như thế này sẽ có chất lượng cao hơn, nhằm hữu ích cho những người dùng chuyên nghiệp làm việc từ xa.
Âm thanh bị lag nhẹ, dễ thấy khi bạn di chuyển. Microphone trong máy nghe hơi nhỏ khi ngồi trong không gian văn phòng mở (tùy độ rộng không gian).
Tiếng ồn & tản nhiệt
Đánh giá nhiệt độ của T14 Gen 2 khi tải dưới mức tối đa:
- Bộ xử lý có nóng lên khi CPU và GPU làm việc – điều này là dễ hiểu, nhiệt tản ra ở phía bên phải, phần phủ đáy máy nóng lên thấy rõ.
- Máy có đẩy turboboost khá gắt ở vài phút đầu, dẫn tới tăng hiệu suất và tăng cả nhiệt.
- Lenovo có tiếng về khoản tối ưu quản lý điện năng và nhiệt độ của máy qua thời gian, cho nên những đánh giá về hiệu suất máy lúc này chỉ mang tính “thời điểm”.
Pin
Đây là thông số từ Lenovo:
- T14 Gen 2: MobileMark 2018: 10.7 hr; JEITA 2.0: 14.5 hr
- T14 Gen 1: MobileMark 2018: 11.45 hr; JEITA 2.0: 17.05 hr
Thời lượng pin đối với khối lượng công việc trung bình:
Trong các bài đánh giá, ThinkPad T14 Gen 2 có vẻ ngốn nhiều năng lượng hơn dù khối lượng công việc tương đương (so với Gen 1). Vẫn là pin 50Wh cùng cỡ, thời lượng sử dụng pin lại thấp hơn, giảm từ khoảng 5.5 giờ đến 4.5 giờ khi chạy test duyệt web. (Phát lại YouTube 1080P + 5 tab refresh mỗi 30 giây).
Thời lượng pin đối với khối lượng công việc CPU nặng:
Mới đầu, khi chạy vòng 10 phút của CineBench R23, T14 Gen 2 lộ rõ sử dụng nhiều điện năng hơn T14 Gen 1 (nhằm đạt được hiệu suất cao hơn): hao hụt lần lượt 14% vs 6% trong vòng 10 phút.
Tuy nhiên khi nới CineBench R23 lên 30 phút: mức hao hụt lúc này lần lượt là 34% vs 42%. Rõ ràng là sau thời điểm burst, chiếc Gen 2 có vẻ quản lý tốc độ tiêu hao điện năng ổn định hơn (dưới 20W CPU TDP).
Xét khả năng tiêu thụ điện năng với khối lượng công việc CPU + GPU nặng hơn (FurMark):
Xét biểu đồ tiêu thụ điện năng CPU (bảng dưới bên trái), có thể thấy mức năng lượng burst của T14 Gen 2 (đường màu xanh lá) chỉ giữ được trong khoảng 5-6 phút đầu. Trong khi đó, T14 Gen 1 (đường màu đỏ) có mức tiêu thụ điện năng đều hơn nhiều, nhảy từ 50W lên 25W. Thú vị là mức tiêu thụ điện duy trì của T14 Gen 2lại thấp hơn của Gen 1 khoảng 20W (có vẻ do nền tảng của Gen 2 có bộ đồ họa Xe ngốn điện hơn).
CPU 10nm tăng vọt từ 64W (bảng dưới bên trái), sau đó hạ nhanh (bảng trên bên phải). Khi đạt đỉnh, có thể nói đây là một con quái vật khá mạnh. Xuyên suốt benchmark, có thể thấy tần số liên tục của T14 Gen 1 đạt trong khoảng 19.47W và 28.35W. Trong khi đó, Gen 2 sử dụng mức điện thấp hơn là 19.47W
Tuy nhiên ở đây vẫn có nhược điểm: xuyên suốt thời gian này, tản nhiệt CPU bị “thọt” tại nhiều điểm trong khoảng 3 phút đầu tiên của benchmark (phía trên bên phải) và nhiệt đạt cận 100°C – đáng nói, phần hiệu suất burst này chủ yếu là tạm thời. Tương tự, mức tiêu thụ điện toàn hệ thống (phía dưới bên phải) tạm thời tăng sạc 65W tại nhiều điểm trong 2 phút đầu, nhưng rồi giảm lại trong khoảng 65W.
Ở mức tiêu thụ điện đỉnh điểm – nhiệt độ đỉnh ở mặt đáy đạt khoảng 65°C trên T14 Gen 2 (T14 Gen 1 hơi ấm hơn nữa); tuy nhiên, luồng công việc càng kéo dài, nhiệt lại càng giảm, xuống tầm 60°C.
Nhìn chung, T14 Gen 2 có mức PL1 & PL2 tại 64W cao hơn ở đầu thời điểm burst (ở chế độ hiệu suất cao so với khoảng 51W trên T14 Gen 1); cho thấy khả năng giảm nhanh khi nhiệt độ máy tăng.
Khả năng nâng cấp
Nâng cấp RAM và SSD thì người dùng có thể làm. Wifi cố định. Người dùng không thể tự thay màn hình và nếu cố thì sẽ ảnh hưởng đến bảo hành.
Hỗ trợ nâng RAM đến 48GB (DDR4-3200 RAM)
Đối với lượng công việc chung chung và dùng Windows hàng ngày, 8GB onboard + extra RAM sẽ là đủ. Tần số RAM về cơ bản không khác nhiều đối với Intel (mặc dù ở đây có chip đồ họa Xe là thành phần mới, và có thể tận dụng từ boost băng thông trên setup 3200Mhz dual-channel, nhất là công việc 3D).
Dung lượng RAM onboard có sẵn là 8GB hoặc 16GB – tức còn lại 1 khay RAM cho người dùng, đồng nghĩa người dùng có thể nâng lên 40GB hoặc 48GB RAM (sử dụng 1 thanh 32GB SODIMM). Người dùng sẽ cần tháo rời phần cover đáy để thực hiện nâng cấp khúc này.
- T14 Gen 2: 3200Mhz RAM nay hoàn toàn cho phép
- T14 Gen 1: chỉ một số cấu hình được phân phối với RAM 3200Mhz, nhưng chúng có giới hạn phần cứng là 2666Mhz.
Có thể nâng ổ SSD:
Máy có 1 khay M.2 full size cho phép người dùng nâng cấp ổ cứng khi cần.
- T14 Gen 2: hỗ trợ PCIe NVMe, PCIe 4.0 x4
- T14 Gen 1: hỗ trợ PCIe NVMe, PCIe 3.0 x4
Đáng nói, Lenovo có đề cập là “SSD với hiệu suất PCI 4.0 đã được downgraded xuống gần hiệu suất PCIe 3.0×4” – do đó sẽ không có nhiều khác biệt thấy rõ nếu chọn ổ SSD PCI 4 đắt tiền hơn. Xét trên laptop thì cũng không bất ngờ lắm, bởi ổ PCIe 4 nổi tiếng có yêu cầu điện năng cao hơn.
Octane không còn là tùy chọn nữa (mà cũng không thực sự hữu dụng bởi đời T14 trước phần lớn được phân phối với ổ SSD).
Mặc dù Lenovo kiên trì giữ 1 khay boot SSD, nhưng cũng khá hay khi những dòng laptop như ThinkPad E14 Gen 2 có cơ hội có thêm nhiều khay lưu trữ hơn.
Hiệu suất TLDR:
- Chip Intel Tiger Lake 10nm trên ThinkPad T14 Gen 2 cung cấp khả năng nâng hiệu suất khá ổn, thấy rõ trong một số trường hợp sử dụng so với T14 Gen 1 (đơn cử là hiệu suất pin tăng rõ hơn ở một số tác vụ). Nhân CPU mạnh hơn, đồng thời tăng hiệu suất của eGPU (GPU rời) trong những trường hợp CPU bị hạn chế. Về xử lý tác vụ Windows chung: RAM kênh đơn tiêu chuẩn (trên máy được test) cho mức boost hiệu suất khá ổn.
- Đồ họa Xe thực sự mạnh mẽ hơn trước. Hóa ra RAM kênh kép có thể giúp nâng hiệu suất lên nhiều.
Kết
Nếu đang sử dụng ThinkPad T470 hoặc dòng máy cũ hơn thì đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để bạn nâng cấp và trải nghiệm hiệu suất mới với ThinkPad T14 Gen 2. Đối với người dùng T480 hoặc dòng mới hơn, bạn có thể tận dụng mức độ hiệu suất tăng cường (nhất là hiệu suấ t trong lúc sử dụng pin) trên máy mới này. Bộ đồ họa Xe là một điểm cộng lớn so với card đồ họa trước đây. ThinkPad T14 Gen 2 2021 sẽ mang lại cho bạn cảm giác như thưởng quà hiện đại với màn hình 4K và nhiều hơn nữa.
Ưu điểm của ThinkPad T14 Gen 2:
- Hỗ trợ Thunderbolt 4 & eGPU; T14 Gen 2 (AMD) không có hỗ trợ này – có thể tạo nên khác biệt trong nhiều tác vụ, ví dụ như kết xuất.
- Đầu ra hiển thị nay là HDMI 2.0, nhiều tùy chọn đầu ra hơn.
- Nâng cấp về CPU tuyệt vời; CPU có vẻ đạt hiệu suất tốt hơn ở chế độ dùng pin.
- Đồ họa xuất sắc hơn nhờ bộ đồ họa mới Xe, tùy chọn NVIDIA nay là MX450.
- Cấu hình màn hình thấp nhất đã được cải thiện; nay là loại FHD IPS độ sáng 300 nits, thay vì loại TN ở Gen 1.
- Thiết kế dễ dùng, độ bền cao, duy trì được nhiều đặc điểm hấp dẫn truyền thống của dòng máy ThinkPad (so với một số dòng máy mới khác năm nay): bước phím 1.8mm; hỗ trợ ổ M.2 full size tiện lợi khi cần nâng cấp (một số dòng ThinkPad mới đã chuyển sang ổ M.2 2242 vừa đắt vừa khó tự thay).
ThinkPad T14 Gen 2 lẽ ra có thể cải thiện về:
- Ống tản nhiệt vẫn đặt ngay ở tay phải.
- Nắp vẫn chưa thể mở bằng 1 tay hiệu quả.
- Cover đáy dễ nóng nếu tải CPU + GPU nặng và vẫn còn khó mở khi cần tự nâng cấp.
- Tỉ lệ màn hình 16:9, trong khi rất nhiều laptop hiện nay đã chuyển sang dạng 4:3 hoặc 16:10.
- Nên được trang bị bộ tản nhiệt 2 ống dẫn nhiệt cho mọi cấu hình để cải thiện khả năng tản nhiệt, nhất là khi máy đang sử dụng chip đồ họa Xe mạnh hơn.
- Webcam vừa đủ; tuy nhiên bộ loa và webcam đời mới có chất lượng cao hơn thì sẽ tốt hơn.
- Tốc độ PCIe 4 trên ổ SSD bị downgraded, được điều chỉnh để ngang hiệu suất SSD của T14 Gen 1.
- Pin nên lớn hơn: hiện vẫn đang dùng pin 50Whr kích thước cũ, thời lượng sử dụng pin chưa ấn tượng, nhưng ít nhất có thể bù lại bằng nguồn cổng USB-C.