Đánh giá laptop Lenovo Thinkpad T490s: Cao cấp, linh hoạt
Trong phiên bản Thinkpad T490s được ra mắt năm nay, Lenovo đã trang bị cho máy một bộ khung máy mới, mặc dù năm ngoái Lenovo đã thay đổi thiết kế trên hàng loạt sản phẩm. Có rất nhiều sự thay đổi nhưng không phải tất cả đều mang mặt tích cực. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng đến với chiếc ThinkPad T490s với màn hình 1080p tiết kiệm điện năng nhé.
Những chiếc laptop dòng T 14 inch của Lenovo thuộc dòng sản phẩm cao cấp, mang lại hiệu năng cao phục vụ nhiều nhu cầu người dùng. Mặc dù kích thước màn hình 14 inch đã không còn phổ biến nhưng nó vẫn rất thích hợp với dân văn phòng. Cùng với chiếc máy flagship X1 Carbon, thì T490 và T490s cũng là những chiếc máy được Lenovo đầu tư những công nghệ cao cấp nhất của mình. Có nghĩa là những chiếc T490 hay T490s đã rất gần với X1 Carbon.
Chiếc máy được sử dụng trong bài viết này là ThinkPad T490s-20NYS02A00, được trang bị bộ vi xử lý Core i5, màn hình tiết kiệm điện năng 1080p, 16 GB RAM và SSD 512 GB. Chiếc T490s sử dụng chung thiết kế bảng mạch với chiếc ThinkPad X390, vì vậy bạn sẽ không có lựa chọn GPU chuyên dụng mà chỉ có GPU tích hợp Intel UHD Graphics mà thôi. Nếu bạn muốn có hiệu năng GPU cao hơn thì bạn có thể cân nhắc giữa T490 (tùy chọn MX250) hoặc T495s sửa dụng bộ vi xử lý AMD với AMD Vega GPU tích hợp.
Trong phân khúc doanh nhân cao cấp, rất nhiều hãng nổi tiếng như Dell, HP cũng cho ra mắt những sản phẩm chất lượng. Cạnh tranh với T490s còn có Dell Latitude 7490, HP EliteBook 840 G5 hoặc Fujitsu LifeBook U748.
Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad T490s
Thiết kế
Ngoài tùy chọn mặc định màu đen, thì bạn cũng có thể lựa chọn phiên bản ThinkPad T490s màu bạc. Cùng với sự khác nhau về màu sắc thì chất liệu được sử dụng cũng sẽ khác nhau, đi kèm với đó cũng là sự khác nhau về cân nặng của máy theo công bố từ nhà sản xuất. Phiên bản màu đen sử dụng chất liệu CFRP cho nắp trên, màu bạc thì sử dụng hợp kim nhôm. Do đó phiên bản màu bạc sẽ nặng hơn khoảng 200g so với phiên bản màu đen.
Phần khung máy được làm bằng hợp kim magie, vì vậy máy cực kỳ chắc chắn. Thậm chí là chất lượng cũng không hề thua kém phiên bản cao cấp hơn là X1 Carbon. Phần giữa thân máy nếu ấn mạnh xuống sẽ lõm một chút nhưng không hề có tiếng kêu phát ra, chính vì vậy khi bạn gõ phím sẽ cho cảm giác an toàn và chắc chắn. Phần màn hình dĩ nhiên là mỏng và linh hoạt hơn rồi, nhưng nó vẫn không hề yếu một chút nào. Mình đã cố thử tác động lực nhưng không hề có hiện tượng bị biến dạng màu hay hiển thị gì xuất hiệu cả. Bản lề của máy giữ màn hình một cách ổn định, không hề có hiện tượng dao động hay lung lay khi bạn chỉnh góc màn hình.
Chất lượng hoàn thiện máy của chiếc T490s nói riêng và Lenovo nói chung vẫn rất tốt và không có điểm trừ nào cả.
Cổng kết nối
So với ThinkPad T480s thì cổng kết nối của T490s gần như không có gì thay đổi, chỉ có một điểm khác đó là cổng Gigabit Ethernet đã bị loại bỏ. Máy cũng được hỗ trợ cổng Lenovo Side Dock. Bên cạnh các cổng kết nối cơ bản như USB, HDMI, cổng tai nghe và cổng đọc thẻ nhớ, máy còn có cổng Side Dock bên cạnh trái chứa 2 cổng USB Type C. Chiếc T490s có thể điều khiển độc lập 3 màn hình với độ phân giải tối đa là 4096×2160 pixels (24Hz) qua HDMI và 4096 x 2304 pixels (60 Hz) qua cổng Thunderbolt.
Webcam
Hệ thống webcam của máy đã được nâng cấp một chút. Về chất lượng hình ảnh thì vẫn vậy nhưng hệ thống ThinkShutter của Lenovo đã được hoàn thiện hơn. Nay nó đã gọn nhẹ và dễ dàng sử dụng hơn rất nhiều.
Khả năng bảo trì, nâng cấp
T490s không có khoang bảo trì riêng, nhưng khá may mắn là phần nắp dưới của máy có thể tháo ra một cách dễ dàng. Sau khi làm lỏng những con ốc ở nắp dưới (đây là ốc Philips, bạn chỉ có thể làm lỏng mà không thể tháo ốc ra khỏi nắp được), bạn có thể nạy nắp sau lên dần từ phần cạnh. Tuy nhiên sau khi tiếp cận vào bên trong của máy, cũng không có nhiều thứ mà bạn có thể làm được. Vì T490s sử dụng chung bảng mạch với X390. Chính vì vậy bạn chỉ có thể thay thế được ổ SSD, WWAN module và làm sạch hệ thống quạt. So sánh một chút thì hệ thống tản nhiệt trên T490s nhỏ hơn một chút so với T480s.
Thiết bị đầu vào
Bàn phím
Bàn phím của chiếc T490s được làm dựa theo bàn phím của chiếc ThinkPad X1 Carbon, có nghĩa là bàn phím nay đã được tích hợp trực tiếp vào khung máy. Sự thay đổi này có 2 khía cạnh, thứ nhất là sẽ khó khăn cho người dùng hơn trong việc thay thế, sửa chữa bàn phím. Điểm thứ 2 quan trọng hơn đó là sẽ giúp nâng cao trải nghiệm gõ phím nhờ phản hồi khi gõ phím chắc chắn hơn.
Bàn phím của T490s có chất lượng tương đương với bàn phím trên ThinkPad X1 Carbon và cao cấp hơn so với T490 và X390. Chính vì vậy mình đảm bảo bạn sẽ rất yêu bộ bàn phím này khi mà phải soạn thảo trong một thời gian dài.
Touchpad
Touchpad của máy được giữ nguyên so với phiên bản trước. Có kích thước vào khoảng 10 x 6.5 cm, và hoạt động mượt mà kết hợp với hệ thống quản lý touchpads của chính Microsoft. Touchpad hỗ trợ cử chỉ lên tới tối đa 4 ngón tay. Bạn có thể click chuột ở nửa dưới của touchpad, cảm giác bấm khá cao cấp và tiếng cũng rất êm. Điều này với mình khá quan trọng vì nhiều máy có touchpad phát ra tiếng kêu to và nghe rất rẻ tiền. Phần di chuột của máy được đặt thấp hơn một chút so với phần kê tay, giúp bạn dễ dàng cảm nhận được vùng di chuột chỉ bằng ngón tay.
Màn hình
Thông số chính
- Công nghệ IPS
- Kích thước: 14 inch
- Độ phân giải: 1920×1080 pixel
- Độ sáng tối đa: 414 cd/m², trung bình: 389.4 cd/m². Tỷ lệ phân bố độ sáng: 87%
- Tỷ lệ tương phản: 1700:1. Giá trị màu đen: 0.23 cd/m²
- ΔE màu: 3.5
- Phần trăm không gian màu: 97.4% sRGB và 62.4% AdobeRGB
Khả năng nhìn ngoài trời, góc nhìn
Với độ sáng tối đa rất cao lên tới 400 nits, kết hợp với màn hình mờ chống chói cho trải nghiệm sử dụng ngoài trời cực kỳ tốt. Bạn chỉ việc lựa chọn góc người để tránh chói do ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, còn lại thì không có vấn đề gì để phàn nàn cả. Màn hình sử dụng tấm nền IPS nên khả năng hiển thị theo góc nhìn cũng rất tốt.
Hiệu năng
Như mình đã nói ở phần trên, T490s không có tùy chọn GPU chuyên dụng, còn những tùy chọn khác vẫn được giữ nguyên. Bạn sẽ vẫn sở hữu bộ vi xử lý 4 nhân từ Intel thế hệ mới Whiskey Lake. RAM được hàn thẳng vào bo mạch chủ nên bạn không thể thay thế cũng như nâng cấp.
Hiệu năng CPU
Trong bài viết này, chiếc ThinkPad T490s của mình sử dụng bộ vi xử lý Intel Core i5-8265U thế hệ mới Whiskey Lake. So sánh với thế hệ trước Core i5-8250U, chúng ta sẽ có xung nhịp cao hơn một chút (3.7 GHz so với 3.4 GHz). Bộ vi xử lý Core i5-8265U này có mức tiêu thụ lên tới 42W cho 4 nhân xung nhịp 3,7 GHz, gấp gần 3 lần so với con số công bố là 15W. Điều này cho thấy tốc độ phát triển CPU đã và đang chậm dần lại, các nhà sản xuất giờ đây chỉ tăng chỉ số mà thôi. Bộ vi xử lý mới này vẫn được sản xuất trên tiến trình 14nm và dựa trên nền tảng Skylake.
Khi đem so sánh với bộ vi xử lý i5-8250U của chiếc T480, ta có thể thấy trên kết quả của Cinebench. Trong đó chiếc T480s nhanh hơn trong cả các bài test ngắn và vòng lặp. Có lẽ vì hiệu suất làm mát là không đủ nên Lenovo không cung cấp tùy chọn GPU chuyên dụng. Chính vì vậy thì tùy chọn i7 cũng không có nhiều ý nghĩa vì hệ thống không thể phát huy được tối đa sức mạnh của bộ vi xử lý.
Đánh giá laptop Lenovo Thinkpad T490s: Cao cấp, linh hoạt
Trong phiên bản Thinkpad T490s được ra mắt năm nay, Lenovo đã trang bị cho máy một bộ khung máy mới, mặc dù năm ngoái Lenovo đã thay đổi thiết kế trên hàng loạt sản phẩm. Có rất nhiều sự thay đổi nhưng không phải tất cả đều mang mặt tích cực. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng đến với chiếc ThinkPad T490s với màn hình 1080p tiết kiệm điện năng nhé.
Những chiếc laptop dòng T 14 inch của Lenovo thuộc dòng sản phẩm cao cấp, mang lại hiệu năng cao phục vụ nhiều nhu cầu người dùng. Mặc dù kích thước màn hình 14 inch đã không còn phổ biến nhưng nó vẫn rất thích hợp với dân văn phòng. Cùng với chiếc máy flagship X1 Carbon, thì T490 và T490s cũng là những chiếc máy được Lenovo đầu tư những công nghệ cao cấp nhất của mình. Có nghĩa là những chiếc T490 hay T490s đã rất gần với X1 Carbon.
Chiếc máy được sử dụng trong bài viết này là ThinkPad T490s-20NYS02A00, được trang bị bộ vi xử lý Core i5, màn hình tiết kiệm điện năng 1080p, 16 GB RAM và SSD 512 GB. Chiếc T490s sử dụng chung thiết kế bảng mạch với chiếc ThinkPad X390, vì vậy bạn sẽ không có lựa chọn GPU chuyên dụng mà chỉ có GPU tích hợp Intel UHD Graphics mà thôi. Nếu bạn muốn có hiệu năng GPU cao hơn thì bạn có thể cân nhắc giữa T490 (tùy chọn MX250) hoặc T495s sửa dụng bộ vi xử lý AMD với AMD Vega GPU tích hợp.
Trong phân khúc doanh nhân cao cấp, rất nhiều hãng nổi tiếng như Dell, HP cũng cho ra mắt những sản phẩm chất lượng. Cạnh tranh với T490s còn có Dell Latitude 7490, HP EliteBook 840 G5 hoặc Fujitsu LifeBook U748.
Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad T490s
Thiết kế
Ngoài tùy chọn mặc định màu đen, thì bạn cũng có thể lựa chọn phiên bản ThinkPad T490s màu bạc. Cùng với sự khác nhau về màu sắc thì chất liệu được sử dụng cũng sẽ khác nhau, đi kèm với đó cũng là sự khác nhau về cân nặng của máy theo công bố từ nhà sản xuất. Phiên bản màu đen sử dụng chất liệu CFRP cho nắp trên, màu bạc thì sử dụng hợp kim nhôm. Do đó phiên bản màu bạc sẽ nặng hơn khoảng 200g so với phiên bản màu đen.
Phần khung máy được làm bằng hợp kim magie, vì vậy máy cực kỳ chắc chắn. Thậm chí là chất lượng cũng không hề thua kém phiên bản cao cấp hơn là X1 Carbon. Phần giữa thân máy nếu ấn mạnh xuống sẽ lõm một chút nhưng không hề có tiếng kêu phát ra, chính vì vậy khi bạn gõ phím sẽ cho cảm giác an toàn và chắc chắn. Phần màn hình dĩ nhiên là mỏng và linh hoạt hơn rồi, nhưng nó vẫn không hề yếu một chút nào. Mình đã cố thử tác động lực nhưng không hề có hiện tượng bị biến dạng màu hay hiển thị gì xuất hiệu cả. Bản lề của máy giữ màn hình một cách ổn định, không hề có hiện tượng dao động hay lung lay khi bạn chỉnh góc màn hình.
Chất lượng hoàn thiện máy của chiếc T490s nói riêng và Lenovo nói chung vẫn rất tốt và không có điểm trừ nào cả.
Cổng kết nối
So với ThinkPad T480s thì cổng kết nối của T490s gần như không có gì thay đổi, chỉ có một điểm khác đó là cổng Gigabit Ethernet đã bị loại bỏ. Máy cũng được hỗ trợ cổng Lenovo Side Dock. Bên cạnh các cổng kết nối cơ bản như USB, HDMI, cổng tai nghe và cổng đọc thẻ nhớ, máy còn có cổng Side Dock bên cạnh trái chứa 2 cổng USB Type C. Chiếc T490s có thể điều khiển độc lập 3 màn hình với độ phân giải tối đa là 4096×2160 pixels (24Hz) qua HDMI và 4096 x 2304 pixels (60 Hz) qua cổng Thunderbolt.
Webcam
Hệ thống webcam của máy đã được nâng cấp một chút. Về chất lượng hình ảnh thì vẫn vậy nhưng hệ thống ThinkShutter của Lenovo đã được hoàn thiện hơn. Nay nó đã gọn nhẹ và dễ dàng sử dụng hơn rất nhiều.
Khả năng bảo trì, nâng cấp
T490s không có khoang bảo trì riêng, nhưng khá may mắn là phần nắp dưới của máy có thể tháo ra một cách dễ dàng. Sau khi làm lỏng những con ốc ở nắp dưới (đây là ốc Philips, bạn chỉ có thể làm lỏng mà không thể tháo ốc ra khỏi nắp được), bạn có thể nạy nắp sau lên dần từ phần cạnh. Tuy nhiên sau khi tiếp cận vào bên trong của máy, cũng không có nhiều thứ mà bạn có thể làm được. Vì T490s sử dụng chung bảng mạch với X390. Chính vì vậy bạn chỉ có thể thay thế được ổ SSD, WWAN module và làm sạch hệ thống quạt. So sánh một chút thì hệ thống tản nhiệt trên T490s nhỏ hơn một chút so với T480s.
Thiết bị đầu vào
Bàn phím
Bàn phím của chiếc T490s được làm dựa theo bàn phím của chiếc ThinkPad X1 Carbon, có nghĩa là bàn phím nay đã được tích hợp trực tiếp vào khung máy. Sự thay đổi này có 2 khía cạnh, thứ nhất là sẽ khó khăn cho người dùng hơn trong việc thay thế, sửa chữa bàn phím. Điểm thứ 2 quan trọng hơn đó là sẽ giúp nâng cao trải nghiệm gõ phím nhờ phản hồi khi gõ phím chắc chắn hơn.
Bàn phím của T490s có chất lượng tương đương với bàn phím trên ThinkPad X1 Carbon và cao cấp hơn so với T490 và X390. Chính vì vậy mình đảm bảo bạn sẽ rất yêu bộ bàn phím này khi mà phải soạn thảo trong một thời gian dài.
Touchpad
Touchpad của máy được giữ nguyên so với phiên bản trước. Có kích thước vào khoảng 10 x 6.5 cm, và hoạt động mượt mà kết hợp với hệ thống quản lý touchpads của chính Microsoft. Touchpad hỗ trợ cử chỉ lên tới tối đa 4 ngón tay. Bạn có thể click chuột ở nửa dưới của touchpad, cảm giác bấm khá cao cấp và tiếng cũng rất êm. Điều này với mình khá quan trọng vì nhiều máy có touchpad phát ra tiếng kêu to và nghe rất rẻ tiền. Phần di chuột của máy được đặt thấp hơn một chút so với phần kê tay, giúp bạn dễ dàng cảm nhận được vùng di chuột chỉ bằng ngón tay.
Màn hình
Thông số chính
- Công nghệ IPS
- Kích thước: 14 inch
- Độ phân giải: 1920×1080 pixel
- Độ sáng tối đa: 414 cd/m², trung bình: 389.4 cd/m². Tỷ lệ phân bố độ sáng: 87%
- Tỷ lệ tương phản: 1700:1. Giá trị màu đen: 0.23 cd/m²
- ΔE màu: 3.5
- Phần trăm không gian màu: 97.4% sRGB và 62.4% AdobeRGB
Khả năng nhìn ngoài trời, góc nhìn
Với độ sáng tối đa rất cao lên tới 400 nits, kết hợp với màn hình mờ chống chói cho trải nghiệm sử dụng ngoài trời cực kỳ tốt. Bạn chỉ việc lựa chọn góc người để tránh chói do ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, còn lại thì không có vấn đề gì để phàn nàn cả. Màn hình sử dụng tấm nền IPS nên khả năng hiển thị theo góc nhìn cũng rất tốt.
Hiệu năng
Như mình đã nói ở phần trên, T490s không có tùy chọn GPU chuyên dụng, còn những tùy chọn khác vẫn được giữ nguyên. Bạn sẽ vẫn sở hữu bộ vi xử lý 4 nhân từ Intel thế hệ mới Whiskey Lake. RAM được hàn thẳng vào bo mạch chủ nên bạn không thể thay thế cũng như nâng cấp.
Hiệu năng CPU
Trong bài viết này, chiếc ThinkPad T490s của mình sử dụng bộ vi xử lý Intel Core i5-8265U thế hệ mới Whiskey Lake. So sánh với thế hệ trước Core i5-8250U, chúng ta sẽ có xung nhịp cao hơn một chút (3.7 GHz so với 3.4 GHz). Bộ vi xử lý Core i5-8265U này có mức tiêu thụ lên tới 42W cho 4 nhân xung nhịp 3,7 GHz, gấp gần 3 lần so với con số công bố là 15W. Điều này cho thấy tốc độ phát triển CPU đã và đang chậm dần lại, các nhà sản xuất giờ đây chỉ tăng chỉ số mà thôi. Bộ vi xử lý mới này vẫn được sản xuất trên tiến trình 14nm và dựa trên nền tảng Skylake.
Khi đem so sánh với bộ vi xử lý i5-8250U của chiếc T480, ta có thể thấy trên kết quả của Cinebench. Trong đó chiếc T480s nhanh hơn trong cả các bài test ngắn và vòng lặp. Có lẽ vì hiệu suất làm mát là không đủ nên Lenovo không cung cấp tùy chọn GPU chuyên dụng. Chính vì vậy thì tùy chọn i7 cũng không có nhiều ý nghĩa vì hệ thống không thể phát huy được tối đa sức mạnh của bộ vi xử lý.