Đánh giá Lenovo Thinkpad T580: Laptop doanh nhân màn hình lớn
Khoảng thời gian gần đây, khi những chiếc laptop màn hình nhỏ không còn thể hiện được thế mạnh của mình. Nhiều doanh nhân cũng như doanh nghiệp đã hướng tới những chiếc máy có màn hình lớn hơn, sở hữu bàn phím số riêng. Hệ thống máy giờ đây sẽ ngày một mỏng hơn, nhẹ hơn mặc dù được trang bị trong mình những công nghệ tiên tiến nhất. Chính vì vậy, trong bài viết này mình sẽ giới thiệu tới các bạn chiếc ThinkPad T580 của Lenovo.
Thiết kế
So với thế hệ trước, từ thiết kế, cổng kết nối, khả năng nhập liệu đều không có gì thay đổi so với thế hệ trước. Chính vì thế, mình sẽ bỏ qua phần đánh giá chi tiết những phần này mà chỉ tập trung vào những điều nổi bật nhất.
Đầu tiên, chính là chất liệu: Máy được làm từ nhựa dẻo và nhựa gia cố sợi thủy tinh cực tốt cho máy có độ bền cao mà vẫn đảm bảo được trọng lượng.
Bàn phím, touchpad của máy cũng rất tuyệt vời như những máy ThinkPad khác. Đến với Thinkpad T580, bạn cũng sẽ có một hệ thống cổng kết nối phong phú và thuận tiện, khả năng sạc qua USB C được chuẩn hóa.
Cuối cùng, thiết kế Think Power Bridge cho phép bạn sử dụng 2 viên pin, trong đó có một viên gắn ngoài giúp nâng cao thời lựa sử dụng pin hoặc thay thế pin một cách nhanh chóng mà không cần tắt nguồn hay cắm điện.
Màn hình
Thông số chính
- Công nghệ IPS
- Kích thước: 15.6 inch
- Độ phân giải: 1920×1080 pixel
- Độ sáng tối đa: 254.5 cd/m², trung bình: 238.2 cd/m². Tỷ lệ phân bố độ sáng: 87%
- Tỷ lệ tương phản: 943:1. Giá trị màu đen: 0.27 cd/m²
- ΔE màu: 4.34
- Phần trăm không gian màu: 55% sRGB và 35% AdobeRGB
Khả năng nhìn ngoài trời, góc nhìn
Khả năng hiển thị ngoài trời của máy gặp khá nhiều vấn đề mặc dù đã được trang bị màn hình mờ chống chói, nguyên nhân chính là do độ sáng màn hình quá thấp. May mắn là khả năng hiển thị qua các góc nhìn vẫn rất tốt nhờ tấm nền IPS, màu sắc gần như không có sự thay đổi gì qua các góc nhìn.
Hiệu năng
ThinkPad T580 được trang bị nhiều lựa chọn về CPU, từ dòng 2 nhân Core i5-7200 cho đến 4 nhân Core i7-8650U cùng với hệ thống RAM 2 luồng lên tới 32GB. GPU cũng có 2 sự lựa chọn là GPU tích hợp Intel UHD Graphics 620 hoặc GPU chuyên dụng NVIDIA GeForce MX150.
Hiệu năng CPU
Intel Core i7-8650U trong bài viết ngày hôm nay là bộ vi xử lý 4 nhân với xung nhịp trong khoảng từ 1.9 GHz đến 4.2 Ghz. Cũng như những thế hệ CPU gần đây, mức độ tiêu thụ điện năng của nó là 15W. Tuy nhiên, thì thế hệ mới, giá thành đắt hơn chưa chắc đã mang lại hiệu năng tốt hơn vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phần cứng đi kèm, khả năng cung cấp năng lượng, hệ thống tản nhiệt, phần mềm…
Thật tiếc là bộ vi xử lý của Thinpad T580 cũng không phải ngoại lệ. Khi mà hiệu năng của i7-8650U thực tế thường thấp hơn so với i7-8550U, ngay cả khi phần mềm BIOS đã được cập nhật. Hiệu năng đơn nhân thường ngang bằng nhau, nhưng hiệu năng đa nhân lại thấp hơn khoảng 9% so với thế hệ trước.
Công bằng mà nói, hiệu năng của Core i7-8650 có thể tốt hơn như vậy rất nhiều. Nhưng hệ thống tản nhiệt không tạo điều kiện để nó có thể phát huy hết khả năng của mình. Tốc độ xử lý của máy dường như không thể duy trì trong bài kiểm tra vòng lặp mà sụt giảm khá nghiêm trọng. Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng bộ vi xử lý i7-8650U không hề có lợi thế về hiệu năng so với thế hệ trước. Chính vì vậy mình khuyên bạn nên tiết kiệm tiền thay vì nâng cấp lên i7-8650U.
Hiệu suất chung của hệ thống
May mắn là điểm số CPU cao chỉ là một thành phần quyết định hiệu suất của hệ thống. Điển hình chính là chiếc T580 bạn đang xem có điểm số PCMark tốt nhất cho các cấu hình và thế hệ từ trước tới giờ. Nó đứng đầu hầu hết cả biểu đồ hiệu suất trên PCMark 8 và 10. Thực tế trong quá trình trải nghiệm của mình, máy hoàn toàn mượt mà và đáp ứng cực nhanh các tác vụ, không hề gặp một sự cố nào.
Hiệu suất GPU
Với GPU tích hợp Intel UHD Graphics 620, chúng ta cũng không nên hi vọng quá nhiều vào hiệu năng 3D của máy. Nếu bạn là người làm đồ họa nhiều, hay muốn chơi game thì nên lựa chọn phiên bản GPU NVIDIA GeForce MX150. Còn lại với đa số phần đông người sử dụng, Intel UHD Graphics là một sự lựa chọn tiết kiệm, nâng cao thời gian sử dụng pin, giảm nhiệt lượng tỏa ra.
Hiệu suất ổ cứng
Phần lớn trải nghiệm mượt mà chúng ta có được trên T580 được mang lại nhờ bộ lưu trữ cực nhanh Samsung PM981 NVMe SSD. Bộ nhớ lưu trữ này được kết nối qua bộ điều hợp trong khoang 2.5 inch, làm hạn chế tốc độ so với PCIe x2. Mặc dù không phải lý tưởng nhất nhưng hiệu năng của máy cũng đủ nhanh tới mức bạn không thể phát hiện được sự khác biệt.
Nếu bạn muốn lắp thêm một ổ lưu trữ thì còn đó khe WWAN dành cho bạn.
Tiếng ồn, nhiệt độ
Tiếng ồn
Trong chế độ nhàn rỗi hoặc tải nhẹ, Thinkpad T580 hoàn toàn yên lặng – một đặc điểm điển hình của laptop doanh nhân. Khi bắt đầu tải, quạt tản nhiệt bắt đầu quay thì độ ồn đo được vào khoảng 37.4 dB(A) ở mức độ trung bình, lên tới 40 dB(A) ở tải tối đa. Con số này ngang với độ ồn đo được trên Dell Latitude 5590 và thấp hơn so với HP EliteBook 850 G4.
Nhiệt độ
- Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ nhàn rỗi vào khoảng: 31.1 độ C
- Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ tải nặng tối đa vào khoảng: 39.4 độ C
Như đã dự tính từ trước, khi ở chế độ thông thường, quạt tản nhiệt không chạy nên nhiệt độ của máy cao hơn đáng kể so với môi trường xung quanh. Lenovo cũng cung cấp phần mềm Lenovo Vantage cho phép tùy chỉnh khả năng làm mát, hay giảm hiệu suất CPU đề hạ thấp nhiệt độ bề mặt.
Loa ngoài
T580 gây bất ngờ khi có âm thanh loa ngoài khá tốt, vượt qua hầu hết các đối thủ trong cùng phân khúc. Âm lượng ở mức khá, âm trầm hơn thiếu so với các âm còn lại. So với Dell Latitude 5590, âm thanh của máy thể hiện sự vượt trội hơn nhiều.
Tuổi thọ pin
Trong bài kiểm tra lướt web wifi, máy hoạt động liên tục được trong khoảng 4 giờ 12 phút. Tổng thời gian này có thể hơi thiếu cho hầu hết các doanh nhân. Về mặt thời lượng sử dụng pin thì mình thấy Latitude 5590 làm tốt hơn nhiều.
Kết luận
Cấu hình tốt, độ hoàn thiện tốt. Ngoài nhược điểm là màn hình chưa được đẹp, thời lượng pin chưa tốt thì ThinkPad T580 mang lại trải nghiệm rất thoải mái như dùng máy desktop.