Kinh Doanh : 0937.888.990

Lenovo Thinkpad P51 Xeon E3-1505M V6 3.0Ghz| 32Gb | SSD 512G | 4Gb DDR5 Nvidia Quadro M2200M |15.6 4K UHD IPS

19.000.000 đ
Viết bình luận

Giá trên chưa bao gồm VAT

Còn hàng
  • CPU: Intel® Xeon E3-1505M V6 3GHz (8x 3GHz) Turbo Boost Upto 4Ghz (Cache 8MB)
  • RAM: 32Gb DDR4 Bus 2400Mhz
  • Đĩa cứng: SSD 512Gb NVME M2 2280
  • Màn hình: 15.6 inche Anti-glare LED backlit High Definition 4K UHD IPS (3840*2160)
  • VGA: 4Gb DDR5 Nvidia Quadro M2200 + Intel HD Graphics 630
  • Tình trạng: New 99% Like new
  • Options: Webcam-Bluetooth-Finger-Backlit Keyboard-Win 10 Pro
  • Warranty: 6 tháng
Xem chi tiết
+
GỌI CHO TÔI SO SÁNH

Thông tin khuyến mãi :

➡️  Tặng Balo + Mouse

➡️  Giao hàng ngay (Nội Thành HCM)

➡️  Ship COD toàn quốc ,nhận hàng xong thanh toán tiền

➡️  Mua trả góp O%  với thẻ tín dụng ,miển phí cà thẻ khi mua laptop

Địa chỉ Showroom
    • CTY TNHH THƯƠNG MẠI TIN HỌC CICI
      Địa chỉ :CT4. Tam Đảo P.15 Quận 10.HCM
      Hotline:      0937.88.89.90 (ZALO-VIBER)
      Email liên hệ: laptopusacomvn@yahoo.com

Cấu hình

Thương Hiệu:
Lenovo Thinkpad P51
CPU:
Intel® KabyLake Core™ I7 7700HQ 2.8GHz (8x2.8GHz) Turbo Boost Upto 3.8Ghz (Cache 6Mb)
RAM:
16Gb DDR4 Bus 2400Mhz
Đĩa cứng:
SSD 256Gb NVME M2 2280
VGA:
4Gb DDR5 Nvidia Quadro M2200 + Intel HD Graphics 630
Màn hình:
15.6 inche Anti-glare LED backlit High Definition Full HD IPS 1920*1080
OS:
Windows 10 Pro 64bit License
Giao tiếp:
Intel Dual Band Wireless 8265 (802.11ac) W/ Bluetooth
Cổng kết nối:
2 USB 3.0 ,HDMI
Options:
4x USB 3.0, 1x USB Type-C, LAN 10/100/1000, HDMI, Support WWAN 4G
Battery:
6 Cells
Weight:
2.4 KG
Color:
Nhung đen tuyền chống trầy xước
Tình trạng:
New 99% Like new
Warranty:
Bảo hành 06 tháng
Liên hệ:
Công Ty TNHH TIN HỌC CICI Hotline: 0937.88.89.90 Showroom: CT4 Tam Đảo. Phường 15. Quận 10. TP.Hồ Chí Minh
Xem chi tiết

Mô tả

Hiệu năng mạnh mẽ và màn hình tuyệt đẹp! Lenovo ThinkPad P51 chính là một chiếc máy trạm hoàn hảo với màn hình 15 inch, bộ vi xử lý 4 nhân Xeon mạnh mẽ kết hợp với GPU chuyên dụng tới từ Nvidia. Cùng với đó là màn hình 4K có chất lượng rất thuyết phục.

Sau khi có những thay đổi lớn về thiết kế năm ngoái, Lenovo bây giờ chỉ có những thay đổi nhỏ và rất thận trọng đối với dòng máy trạm của mình. Không giống như chiếc ThinkPad P51s, tập trung chủ yếu vào tính di động, thì chiếc ThinkPad P51 lại tập trung nhiều hơn vào sức mạnh của máy. Máy được hỗ trợ bởi bộ vi xử lý lõi tứ mạnh mẽ và GPU chuyên dụng nhanh hơn. Nhưng tất cả vẫn dựa trên kiến trúc Maxwell của Nvidia.

Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad P51

Thiết kế

Đúng như mình đã dự đoán trước, hệ thống vỏ máy bằng nhựa tối màu truyền thống không có gì thay đổi. Vẫn có một lớp hợp kim nhôm – magie được gia cố phía dưới bề mặt của máy, giúp mang lại độ ổn định và cân bằng cao. Từ đó kể cả lực ấn cũng như lực xoắn cũng sẽ không còn là vấn đề với phần thân máy nữa. Sự ổn định về tổng thế có thể theo kịp với thiết kế unibody của máy. Phía trước của mặt dưới là hệ thống pin của máy, có thể dễ dàng tháo ra. Cũng giống như ThinkPad P50, phía dưới đế pin có một lớp đệm cao su, nên khi bạn tháo pin ra để dùng máy thì sẽ không có miếng đệm cao su đó.

Phần mặt trên màn hình có cảm giác hơi giống cao su, được cấp tạo bởi nhựa tăng cường thêm sợi thủy tinh, cho độ ổn định tốt. Bạn có thể làm cong màn hình khá dễ dàng nhưng vẫn không làm ảnh hưởng tới chất lượng cũng như hình ảnh hiển thị. Bản lề của máy chắc chắn, tốt, luôn giữ màn hình ổn định. Góc mở tối đa của màn hình là 180 độ.

Cổng kết nối

Hệ thống cổng kết nối không có sự thay đổi so với thế hệ trước. Tất cả những cổng kết nối cần thiết đều được hỗ trợ. Bạn có thể kết nối lên tới 4 màn hình 4K qua Nividia GPU

Webcam

Lenovo vẫn trang bị cho những chiếc ThinkPad của mình một webcam 720p HD. Nó có thể hoàn thành tốt công việc của mình, nhưng mình hơi thất vọng vì tại sao một thiết bị đắt tiền như chiếc ThinkPad P51 lại có một camera quá cùi như thế này. Hệ thống thu âm hoạt động tốt, âm thanh vẫn được ghi lại rõ ràng từ khoảng cách xa lên tới khoảng 1.5m

Khả năng bảo trì, nâng cấp

Việc bảo trì, nâng cấp của ThinkPad P51 khó hơn nhiều so với phiên bản lớn hơn là P70. Bạn có thể dễ dàng tháo pin ra và ở đó có một khoang bảo trì lớn. Ngoài những con ốc như bình thường, thì máy cũng còn được lắp bằng những lẫy nhựa nhỏ. Vì vậy bạn phải rất thận trọng để không làm gẫy chúng khi tháo nắp ra. Hầm bảo trì có thể dễ dàng nhấc lên từ một bên. Sau đó bạn có thể thấy ổ SSD M.2, pin BIOS, khe RAM…

Thiết bị đầu vào

Bàn phím

Về bàn phím của ThinkPad thì cũng chưa bao giờ có gì để chê cả. Trải nghiệm gõ cực kỳ sướng, hành trình phím đủ, không quá ồn, có đèn bàn phím và chống tràn nước. Máy có thể làm hài lòng những nhu cầu soạn thảo khác nhau.

Touchpad

TouchPad của máy thuộc loại Precision TouchPad, nghĩa là tất cả những dữ liệu được nhập vào đều được xử lý trực tiếp bằng hệ thống Windows. Thiết kế thì tương tự như chiếc P50, bao gồm cả những khoảng cách mỏng giữa bàn di chuột và nút chuột của TrackPoint.

Khả năng nhìn ngoài trời, góc nhìn

Độ sáng màn hình không bị ảnh hưởng bị bạn dùng nguồn pin. Máy hoàn toàn có thể sử dụng ngoài trời nhờ độ sáng cao và màn hình mờ chống chói.

Độ ổn định của màn hình qua các góc nhìn vẫn rất tốt, chỉ có một số góc bị mất ảnh sáng khi nhìn từ những góc cực hẹp. Nhưng thực tế thì chẳng có ảnh hưởng gì tới quá trình sử dụng hằng ngày của bạn cả.

Hiệu năng

ThinkPad P51 là một chiếc máy trạm mạnh mẽ. Hệ thống dựa trên bộ vi xử lý lõi tứ cũng như GPU chuyên dụng Quadro tới từ Nvidia. Ngoài 2 lựa chọn GPU là M1200 và M2200 vẫn dựa trên kiến trúc Maxwell cũ (các GPU Pascal mới hơn được dành riêng cho dòng P71) thì bạn cũng có khá nhiều lựa chọn về bộ nhớ và lưu trữ.

Hiệu năng CPU

Khi mua ThinkPad P51, bạn có thể lựa chọn giữa 4 phiên bản CPU dựa trên kiến trúc Kaby Lake. Bên cạnh Core i7-7700HQ và Core i7-7820HQ, Lenovo còn đưa thêm cấu hình chip Xeon: Xeon E3-1505M v6 trong bài viết này và E3-1535M v6. Bộ đôi chip Xeon này là những CPU nhanh nhất trên thị trường laptop hiện nay. Xung nhịp cơ bản của Xeon E3-1505M v6 là 3 GHz, có thể lên tới 4 GHz qua Turbo Boost. Có nghĩa là chip Xeon này nhanh hơn một chút so với i7-7820HQ.

Lenovo đã nâng giới hạn mức tiêu thụ điện năng (TDP) từ 45W lên 55W (có thể lên tới 75W trong một thời gian ngắn) để bạn có thể có tốc độ xử lý mạnh mẽ hơn. Bạn cũng có thể nhận thấy lợi thế của việc có thân máy to dày trên các bài benchmark. Dell Precision 5520 sử dụng cùng chip Xeon nhưng mỏng hơn, điểm số 2 máy vẫn ngang nhau trong bài test đơn nhân, nhưng khi đến bài test đa nhân thì ThinkPad P51 nhanh hơn khoảng 17% nhờ hệ thống tản nhiệt tốt hơn. Sau tất cả, thì bộ vi xử lý Xeon mới mạnh mẽ hơn một chút so với thế hệ Skylake. Nếu bạn không cần quá nhiều hiệu năng của CPU thì mình khuyên bạn nên chọn phiên bản rẻ hơn để tiết kiệm chi phí

Hiệu suất chung của hệ thống

ThinkPad P51 là một cỗ máy thực sự mạnh mẽ từ bên trong – Xeon CPU, Nvidia Quadro GPU, NVMe SSD. Nên hiệu năng của máy rất ấn tượng và mạnh mẽ. Tuy nhiên có một số bài chấm, máy chỉ nằm ở tầm giữa trong bảng xếp hạng với các đối thủ cạnh tranh

Hiệu suất GPU

Như mình đã đề cập, bạn có thể lựa chọn 2 phiên bản GPU là Quadro M1200 và M2200. Đây là những thế hệ tiếp theo của M1000M và M2000M. Với tiền tố M chứng tỏ 2 GPU này vẫn sử dụng kiến trúc Maxwell. Trong khi đó GPU thế hệ mới Pascal được sử dụng cho dòng máy mạnh mẽ hơn P71 với Quadro P3000.

Quadro M2200 gần tương tự như GeForce GTX 965M, dựa trên chip GM206 với 4GB GDDR5. Xung nhịp tối đa là 1038 MHz, thấp hơn một chút so với GTX 965M. Trong các bài kiểm tra thì hệ thống Nvidia Optimus kết hợp với GPU tích hợp Intel HD Graphics P630 giúp tiết kiệm điện năng hơn.

Các kết quả benchmark không có gì đáng ngạc nhiên lắm vì đây đã là một trong những GPU rất mạnh hiện nay rồi. Nó nhanh tương đương với GTX 965M, chậm hơn khoảng 20-30% so với Quadro P3000.

Hiệu suất ổ cứng

Bên trong ThinkPad P51 có tổng cộng 3 slot ổ lưu trữ: 2 x M.2-2280 với PCIe 3.0×4 và 1 slot 2.5 inch cho ổ cứng. Trên lý thuyết bạn sẽ có thể tiếp cận được cả 3 ổ sau khi tháo máy ra, nhưng lại bị thiếu mất cổng kết nối.

Phiên bản máy của mình sử dụng SSD 512 GB NVMe từ Samsung. Kết quả benchmark rất tốt. Các đối thủ của ThinkPad P51 cũng không hề kém cạnh.

Tiếng ồn, nhiệt độ

Tiếng ồn

Hệ thống quạt của máy cho ấn tượng khá tốt. Chúng thường không hoạt động nếu tải nhẹ. Độ ồn ghi được trong quá trình tải trung bình là 32.2 dB(A), tải tối đa là 36.6 dB(A). Độ ồn này phải gọi là quá êm ái cho một cấu hình mạnh mẽ như thế này. Quạt tản nhiệt cũng không phát ra những tiếng gây khó chịu thường xuyên. Thỉnh thoảng cũng sẽ có tiếng kim loại va chạm nhưng bạn sẽ rất ít khi nghe thấy vì đa số thời gian quạt của máy sẽ không hoạt động.

Nhiệt độ

  • Nhiệt độ bề mặt trung bình khi máy ở chế độ nhàn rỗi vào khoảng: 26 độ C
  • Nhiệt độ bề mặt trung bình khi máy ở chế độ tải nặng tối đa vào khoảng: 40.8 độ C

Nhiệt độ của máy phân bố tập trung chủ yếu ở phía trên, vì vậy phần kê tay vẫn mát, không quá nóng. Nhiệt độ khi tải của máy khá mát nên bạn hoàn toàn có thể đặt máy ở trên đùi để sử dụng.

Loa ngoài

Máy được trang bị 2 bộ loa phía trên bàn phím. Công suất tối đa khá cao nhưng âm lượng tối đa của bộ loa này chỉ có 65 dB(A), hơi nhỏ so với thông thường. Bạn nên sử dụng những phương tiện âm thanh khác, nhất là khi thuyết trình trong những căn phòng rộng trung bình. Chất âm khá cân bằng giữa các dải âm giữa và cao.

Tuổi thọ pin

Lenovo sẽ cung cấp 2 tùy chọn về pin là: 4 cell 66Wh và 6 cell 90 Wh. Lựa chọn thứ 2 được sử dụng trên máy mà mình đang sử dụng, cho thời lượng rất tốt.

Thời lượng sử dụng pin của máy khi dùng wifi và xem video tại độ sáng 150 nits là vào hoảng 7,5 giờ. Đây là con số khá ấn tượng cho một máy trạm, đánh bật được những đối thủ cùng phân khúc. Chỉ có ThinkPad P51s sử dụng bộ vi xử lý tiết kiệm điện mới có thời lượng sử dụng tốt hơn mà thôi.

Xem chi tiết bài viết

Bình luận

Không tìm thấy bài viết

Viết bình luận

Lenovo Thinkpad P51 Xeon E3-1505M V6 3.0Ghz| 32Gb | SSD 512G | 4Gb DDR5 Nvidia Quadro M2200M |15.6 4K UHD IPS

19.000.000 đ
Viết bình luận
GỌI CHO TÔI SO SÁNH